Categories: Luật Đất Đai
Con nuôi có được thừa kế tài sản không?
Vậy con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ không? Hãy cùng Hãng Luật Hồng Trúng tìm hiểu về bài viết này nhé!
Hiện nay, việc chia thừa kế cho con nuôi vẫn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm và thắc mắc. Vậy con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ không? Hãy cùng Hãng Luật Hồng Trúng tìm hiểu về bài viết này nhé!
1. Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ?
Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ theo các quy định trên, con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại. Tuy nhiên, không phải trường hợp con nuôi nào cũng được pháp luật công nhận và được chia thừa kế như con đẻ theo quy định của pháp luật. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.
2. Điều kiện công nhận con nuôi hợp pháp?
Người nhận con nuôi phải đủ các điều kiện sau để được xác lập quan hệ con nuôi và cha, mẹ nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2.1 Điều kiện của người nhận con nuôi
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Có tư cách đạo đức tốt.
2.2 Những người không được nhận con nuôi
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
– Đang chấp hành hình phạt tù
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Ngược đãi ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
2.3 Điều kiện của người được nhận làm con nuôi
– Trẻ em dưới 16 tuổi
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng
2.4 Đăng ký nhận con nuôi
Việc nhận con nuôi phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền như sau:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã)
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
– Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Như vậy, để được công nhận là con nuôi hợp pháp thì việc nhận con nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định. Khi đó, con nuôi mới có quyền thừa kế ngang hàng với con ruột.
Trên đây là bài viết “Con nuôi có được thừa kế tài sản không?” mà Hãng Luật Hồng Trúng muốn mang đến bạn đọc hiểu thêm về pháp luật. Mong bài viết này hữu ích cho việc giải quyết những vấn đề trong đời sống của quý độc giả.
——————————————–
Thông tin liên hệ:
Hãng Luật Hồng Trúng
Vững pháp lý – Trọn niềm tin
🏚 Địa chỉ: Tầng 9 Tòa nhà HUĐ, số 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
☎️ Điện thoại liên hệ: 0902.57.57.18
✉ Email: hongtrunglawfirm@gmail.com
🌐 Website: luathongtrung.com